HomeNguyên liệuCách ủ bã cà phê bón cây hiệu quả nhất hiện nay

Cách ủ bã cà phê bón cây hiệu quả nhất hiện nay

- Advertisement -spot_img

Bã cà phê sau khi sử dụng thường sẽ bị thải bỏ. Tuy nhiên, trong bã cà phê lại chứa một lượng lớn dinh dưỡng tốt cho cây trồng. Bởi vậy, quá trình xử lý bã cà phê để trở thành phân bón cho đất và cây nhận được sự quan tâm rất lớn. Làm cách nào để tạo nên bã cà phê bón cây đảm bảo chất lượng, an toàn và tiết kiệm chi phí?

Dùng bã cà phê bón cây rất tốt nhưng phải sử dụng đúng cách
Dùng bã cà phê bón cây rất tốt nhưng phải sử dụng đúng cách

1. Tại sao bã cà phê lại được sử dụng trong bón cây?

Bã cà phê là chế phẩm nông nghiệp được loại bỏ trong quá trình thu hoạch cà phê hàng năm. Tuy nhiên, trong bã cà phê lại sở hữu cho mình rất nhiều thành phần dinh dưỡng. Những dưỡng chất này có tác dụng rất tốt cho hoạt động trồng trọt.

Trong bã cà phê có tới 80% là chất hữu cơ, chất khoáng. Chính vì vậy, vỏ cà phê có thể được sử dụng để chế biến thành phân bón hữu cơ. Loại phân bón này không chỉ đem lại hiệu quả cao trong trồng cây mà còn giúp tiết kiệm chi phí. Vậy nên, lượng người lựa chọn bã cà phê bón cây ngày càng tăng lên.

Bã cà phê chứa nhiều dinh dưỡng hữu ích cho cây trồng như: đạm, lân, magie, kali, chất hữu cơ, chất xơ làm xốp đất… Do đó nó được sử dụng làm phân bón cho cây trồng, vừa giúp đẩy nhanh quá trình sinh trưởng của cây vừa cải tạo đất hiệu quả. Đặc biệt, bã cà phê rất thích hợp sử dụng bón cho những loại cây ưa môi trường đất axit nhẹ như khoai lang, khoai tây, hoa hồng, cà rốt, bắp cải, hành tây,…

Bã cà phê có nhiều dưỡng chất tốt cho cây trồng
Bã cà phê có nhiều dưỡng chất tốt cho cây trồng

Bên cạnh đó, quá trình canh tác trồng trọt liên tục cùng với việc sử dụng quá nhiều phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu đã khiến cho đất đai trở nên bạc màu, nghèo dinh dưỡng. Phân bón hữu cơ được tạo nên từ bã cà phê chính là giải pháp giúp cải tạo đất trồng hiệu quả.

Phân bón hữu cơ từ bã cà phê sẽ cung cấp dưỡng chất cho đất, tăng độ mùn và phì nhiêu. Các vi sinh vật có lợi sẽ hoạt động mạnh mẽ tạo nên sự cân bằng về độ pH trong đất. Đảm bảo cho đất trở nên màu mỡ, tơi xốp hơn.

Nhưng vỏ cà phê để bón cho cây cần phải tiến hành ủ hoai trước khi sử dụng. Tránh tình trạng bón bã cà phê nguyên chất tạo môi trường cho nấm bệnh phát triển.

Bã cà phê có nhiều dưỡng chất tốt cho cây trồng

2. Những ứng dụng phổ biến của bã cà phê ủ hoai

Bã cà phê bón cây được sử dụng ngày càng phổ biến hơn. Mọi người có thể tận dụng bã cà phê để làm phân bón, tạo môi trường cho trùn quế sinh sống, cải tạo đất trồng, trồng nấm, hoa hồng,… Với mỗi ứng dụng, bã cà phê sẽ mang lại những hiệu quả khác nhau. Cụ thể:

2.1 Sử dụng bã cà phê để làm phân bón

Mọi người có thể tận dụng bã cà phê trộn cùng các chế phẩm hữu cơ khác để làm phân bón. Các loại chất hữu cơ này được ủ hoai cùng chế phẩm vi sinh sẽ trở thành phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng.

Tuy nhiên để đem lại hiệu quả cao lượng bã cà phê được sử dụng nên ở mức hợp lý. Theo đó, bã cà phê không nên vượt quá 25%. Phần bã cà phê được ủ hoai sẽ cung cấp chất khoáng, độ ẩm, kali, magie, đạm. Từ đó giúp cho phân bón hữu cơ thêm mùn, không bị quá khô ảnh hưởng tới chất lượng.

Cây trồng khi được bón phân hữu cơ từ bã cà phê sẽ có thêm nguồn dinh dưỡng mới, kích thích sự phát triển nhanh chóng. Mọi người có thể đem trộn bã cà phê với các loại hạt giống trước khi đem trồng hoặc bón thúc cho các loại cây khác như rau xanh, hoa hồng, bắp cải,…

Bã cà phê sử dụng làm phân bón
Bã cà phê sử dụng làm phân bón

2.2 Bã cà phê được sử dụng để nuôi trùn quế

Trùn quế là một loại động vật rất giàu dinh dưỡng. Chúng có tác dụng trong việc làm tơi xốp đất, chế biến thức ăn cho động vật,… Mọi người có thể sử dụng bã cà phê trong việc nuôi trùn quế hoặc giun đất. Bã cà phê tạo nên môi trường thoáng khí, giữ độ ẩm tốt. Tạo ra điều kiện sống lý tưởng, giúp trùn quế phát triển nhanh chóng.

2.3 Bã cà phê xua đuổi kiến và các mầm bệnh gây hại cho cây

Bã cà phê bón cây còn có tác dụng trong việc đuổi kiến và các mầm bệnh gây hại. Thành phần trong bã cà phê có chứa nitơ. Đây là chất gây bỏng chân kiến. Khi bã cà phê được rải khắp các gốc cây ăn quả, hoa hồng,… kiến sẽ không thể bò lên cây và gây hại cho hoa và quả.

Ngoài ra, bã cà phê còn có thể giúp cây trồng ngăn ngừa sâu bệnh hại tấn công. Bảo vệ người nông dân có một mùa vụ bội thu mà không cần sử dụng tới thuốc trừ sâu độc hại.

2.4 Bã cà phê có tác dụng trong cải tạo đất trồng

Một trong những tác dụng lớn của bã cà phê chính là khả năng cải tạo đất trồng. Đất trồng sau một thời gian dài canh tác rất dễ bị nghèo dinh dưỡng. Bón bã cà phê ủ hoai sẽ là giải pháp hữu hiệu để bổ sung dưỡng chất cho đất trồng.

Đất trồng sẽ được bổ sung thêm một nguồn dinh dưỡng cùng các vi sinh vật có lợi. Bên cạnh đó, bã cà phê còn có khả năng giữ độ ẩm tốt. Vậy nên, đất trồng sẽ trở nên tơi xốp, màu mỡ hơn. Trở thành môi trường phát triển lý tưởng cho cây trồng trong mùa vụ tiếp theo.

Ngoài ra, với phân hữu cơ từ bã cà phê dù bón với lượng lớn, đất trồng cũng sẽ không gặp phải tình trạng ngộ độc như phân hóa học. Các dưỡng chất sẽ được đất trồng hòa tan và cây trồng hấp thụ dần dần trong một khoảng thời gian dài an toàn.

Bã cà phê cải tạo đất trồng
Bã cà phê cải tạo đất trồng

2.5 Sử dụng bã cà phê  để trồng nấm

Bã cà phê có thể được sử dụng để trồng nấm. Bã cà phê đáp ứng đủ các tiêu chí về dinh dưỡng, độ thoáng khí và giữ ẩm tốt cho giá thể trồng nấm. Nấm có thể phát triển tốt từ giá thể làm từ bã cà phê. Những người trồng nấm có thể tiết kiệm được một khoản chi phí lớn.

3. Cách ủ bã cà phê bón cây hiệu quả

Để có thể sử dụng bã cà phê bón cây cần trải qua quá trình ủ hoai. Phân bón hữu cơ từ bã cà phê sẽ giúp cây trồng phát triển nhanh chóng, cho năng suất cao. Bên cạnh đó, đất trồng cũng sẽ được bổ sung thêm một lượng dinh dưỡng lớn. Quá trình ủ bã cà phê sẽ được thực hiện với các nguyên liệu và quy trình như sau:

3.1 Nguyên liệu cần chuẩn bị để ủ bã cà phê

Nguyên liệu mọi người cần chuẩn bị cho việc ủ bã cà phê sẽ bao gồm:

  • Bã cà phê dã được xay nhỏ và ủ trong khoảng 5 ngày trước khi đem đi ủ hoai. Nên tổng hợp số lượng bã cà phê lớn để đảm bảo cho một lần ủ bớt thời gian.
  • Phân chuồng
  • Chế phẩm vi sinh emzeo + Nấm trichoderma bacillus Đức Bình
  • Mật rỉ đường
  • Phân lân, phân ure
  • Nước sạch

Bên cạnh các nguyên liệu thì mọi người còn cần chuẩn bị thêm một số dụng cụ hỗ trợ đi kèm như: xẻng, bạt che, cào,…

3.2 Lựa chọn vị trí để ủ phân cà phê và xử lý nguyên liệu

Để tiến hành ủ bã cà phê bón cây, bạn cần lựa chọn vị trí ủ thích hợp. Nên lựa chọn khu vực rộng rãi, thông thoáng đảm bảo quá trình ủ diễn ra thuận lợi và lấy sử dụng dễ dàng. Không ủ bã cà phê tại vị trí ngập nước tránh tình trạng trời mưa. Nên phủ một lớp bạt phía dưới để tránh tình trạng bị ngấm nước.

Sau khi đã có vị trí thích hợp, bạn cần tiến hành xử lý nguyên liệu. Tưới nước vào bã cà phê để làm ẩm. Trộn vỏ cà phê, phân chuồng, vôi, phân ure, phân lân cho đều nhau. Cứ mỗi lớp bã cà phê sẽ được trộn chung với một lớp mỏng phân lân và phân ure.

3.3 Trộn chế phẩm vi sinh

Lấy nấm Trichoderma và chế phẩm EMZEO để hòa chung với nước sạch tạo nên hỗn hợp dịch men. Bổ sung thêm mật rỉ đường để tạo ra dung dịch ủ bã cà phê. Tỷ lệ chế phẩm sinh học dùng để hòa với nước cần phù hợp với lượng bã cà phê được sử dụng.

Cứ một lớp hỗn hợp bã cà phê bón cây sẽ được tưới một lớp dung dịch men vi sinh. Quá trình được thực hiện lặp đi lặp lại cho đến khi hết toàn bộ bã cà phê cần ủ. Sau đó sử dụng cào để trộn đều tất cả các nguyên liệu với nhau. Bạn có thể xác định độ ẩm thích hợp bằng cách nắm chặt hỗn hợp trong tay, thấy nước rỉ qua kẽ tay là được.

Vun hỗn hợp nguyên liệu lại thành đống lớn, tiến hành phủ bạt để đậy kín. Việc đậy kín sẽ ngăn không cho ruồi nhặng tiếp xúc với chất ủ. Bên cạnh đó là giữ kín khí và độ ẩm cho bã cà phê.

Trộn đều các nguyên liệu
Trộn đều các nguyên liệu

3.4 Bổ sung thêm nước và chế phẩm sinh học

Sau quá trình ủ khoảng 7 ngày, bạn cần mở bạt để kiểm tra tình trạng bã cà phê. Nếu lớp ngoài đống ủ chuyển sang màu đen, độ nóng khoảng 60 độ thì bạn có thể tiếp tục đậy bạt và ủ.

Trong tình trạng, đống ủ vẫn chưa chuyển màu có thể tiến hành bổ sung thêm nước sạch và chế phẩm sinh học. Bạn nên tưới đều nước để đảm bảo độ ẩm phù hợp. Tiếp theo đậy kín bạt như ban đầu.

Sử dụng bạt che phủ kín đáo
Sử dụng bạt che phủ kín đáo

3.5 Kiểm tra thành phẩm

Sau khoảng 20 ngày tiếp theo, bạn sẽ phải kiểm tra đống ủ thêm một lần nữa. Bề mặt của đống ủ sẽ có các lớp vi sinh màu trắng. Nếu đống ủ bị khô, bạn có thể tiếp tục bổ sung thêm nước để đảm bảo độ ẩm cho bã cà phê.

Bã cà phê sẽ chuyển sang trạng thái hoai mục hoàn toàn sau khoảng 4 – 5 tháng. Bã cà phê ủ thành công sẽ có dạng mùn, khô và không xuất hiện mùi hôi. Mọi người có thể sử dụng để bón cho cây trồng. Tùy thuộc vào loại cây trồng nên sử dụng liều lượng phân bã cà phê thích hợp. Lượng phân bã cà phê dư thừa có thể bảo quản trong túi đựng có lót nilon.

4. Quy trình ngâm bã cà phê tưới cây

Cách ngâm ủ bã cà phê thành dịch phân vi sinh tưới cây
Cách ngâm ủ bã cà phê thành dịch phân vi sinh tưới cây

Sử dụng bã cà phê ngâm với men vi sinh emzeo + nấm trichoderma để tạo ra dòng phân vi sinh bón cây hiệu quả. Quy trình thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

  • Bã cà phê: 10kg
  • Nấm trichoderma bacillus Đức Bình: 100gr
  • Chế phẩm Emzeo: 100gr
  • Mật rỉ đường: 1 lít
  • Nước sạch: 20 lít
  • Thùng đựng ủ
  • Có thể bổ sung thêm 2kg chuối chín xay nhuyễn và 5 quả trứng gà để tạo ra dịch phân vi sinh tưới cây tốt hơn.

Bước 2: Thực hiện ủ

  • Đảo trộn đều tất cả các nguyên liệu trên và cho vào thùng ủ
  • Đậy chặt kín khí thùng ủ trong 20 ngày
  • Để thùng ủ nơi khô mát.

Bước 3: Sử dụng dịch vi sinh ngâm ủ bã cà phê tưới cây

  • Khuấy đều trước khi sử dụng
  • Pha 1 lít dịch ủ với 20 lít nước sạch tưới ướt đều toàn bộ cho cây
  • Bã cà phê sử dụng bón gốc như dòng phân hữu cơ

5. Hướng dẫn sử dụng bã cà phê bón cây

Bã cà phê bón cây sẽ mang lại rất nhiều công dụng tuyệt vời. Bã cà phê ủ hoai không chỉ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng mà còn bao gồm cả vi sinh vật có lợi. Việc sử dụng phân bã cà phê có thể thực hiện theo những phương pháp sau:

  • Trộn bã cà phê cùng các loại rác hữu cơ khác để tạo thành phân hữu cơ vi sinh. Sử dụng phân hữu cơ này bón cho cây theo tỷ lệ phù hợp.
  • Bón bã cà phê được ủ hoai trực tiếp cho đất hoặc gốc cây. Sau khi bón có thể tưới thêm nước.
  • Trộn bã cà phê với đất trồng để tăng dinh dưỡng và giữ ẩm cho đất tốt hơn.

Bã cà phê bón cây mang lại rất nhiều dinh dưỡng cho đất và cây trồng. Tuy nhiên, bã cà phê cần được ủ hoai trước khi đưa vào sử dụng.

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img
Phải đọc
- Advertisement -spot_img

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here