HomeCẩm nang cà phêCây cà phê - Tinh túy từng vị đắng của dòng thời...

Cây cà phê – Tinh túy từng vị đắng của dòng thời gian

- Advertisement -spot_img

Nếu bạn có dịp ghé thăm các vùng núi đặc biệt là Tây Nguyên. Nơi đây, bạn không những được bắt gặp những trường núi hùng vĩ, thác nước thơ mộng mà sẽ được chiêm ngưỡng những ngọn đồi cây cà phê hoa trắng muốt bạt ngàn. Nếu bạn bắt đầu có cảm giác hứng thú thì cùng theo chân chúng tôi đi qua những ngọn núi để đến với những cánh đồi cà phê

Cây cà phê bắt nguồn từ nơi nào?

Chắc chắn nhiều người nghĩ rằng cà phê đã được trồng ở Việt Nam từ rất lâu và cà phê Việt Nam lại nổi tiếng trên thị trường quốc tế như vậy thì có lẽ Việt Nam là cái nôi của những cây cà phê chất lượng. Đây là một suy nghĩ hết sức sai lầm, cùng chúng tôi truy tìm nguồn gốc của loài cây này 

Xuất xứ dài dòng của loài cây cà phê

Theo một vài thông tin tìm hiểu được thì cà phê được những người chăn dê ở Kaffa phát hiện ra trong quá trình cho dê ăn vào năm 1671, lúc này những người chăn dê không biết đây là loại cây gì chỉ mô tả là những con dê đã ăn cành cây có hoa trắng, quả đỏ và những con dê đã ăn cành cây đó bị mệt mỏi cho đến đêm khuya.

Lần đầu cây cà phê chỉ được miêu tả là cây có loài hoa trắng phao
Lần đầu cây cà phê chỉ được miêu tả là cây có loài hoa trắng phao

Thấy sự lạ họ đem chuyện này kể cho các thầy tu ở một tu viện gần đó cho đến khi một người chăn dê đã ăn thử một quả và công nhận tác dụng của quả này. Sau khi nhận được tin các thầy tu đã xem xét khu vực của dê ăn, họ phát hiện ra một loại cây có lá màu xanh đậm và quả mọng đỏ như cây anh đào. Họ thử ép những quả mọng đó để uống, điều không thể ngờ đã xảy ra họ có thể tỉnh táo đến giữa khuya mà không buồn ngủ. Có thể nói rằng những con dê là những người đầu tiên phát hiện ra cà phê

Một quán cà phê ở Palestine khăng khăng cho rằng vùng Kaffa chính là chiếc nôi sản sinh ra cây cà phê. Mãi cho đến thế kỉ XIV những người buôn bán nô lệ đã mang những cà phê vùng họ sang vùng Ả Rập. Nhưng cho đến tận thế kỉ XV thì nhân loại mới bắt đầu biết cách rang cà phê để sử dụng.

Nguồn gốc của loài cây “dê ăn”

Ban đầu tên gọi cà phê có nguồn gốc từ tiếng Pháp “café” tất cả đều để ám chỉ loại nước uống màu đen chứa nhiều caffein có thể giúp bạn tỉnh táo ngay lập tức sau khi uống nó. Loại nước cà phê được làm từ hạt cà phê đã quá các bước sơ chế làm sạch, rang, nghiền nhỏ và phá với nước nóng để uống.

Vào thế kỉ thứ IX, cà phê lần đầu tiên được phát hiện và sử dụng ở vùng cao nguyên Ethiopia. Sau đó cà phê trong vòng chỉ vài thế kỷ đã lan rộng và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới như ngày hôm nay 

Để được một quả cà phê đỏ mọng thì phải qua bao nhiêu khắc nghiệt
Để được một quả cà phê đỏ mọng thì phải qua bao nhiêu khắc nghiệt

Ngồi nghe cây cà phê kể chuyện

Bạn có bao giờ nghĩ rằng một cây cà phê có thể ngồi đây và kể chuyện chưa? Nếu chưa thì hôm nay chúng ta cùng nhau hóa thân thành những người bạn của cà phê nghe cà phê kể chuyện về cuộc đời nó. 

Hạt cà phê chưa “trải đời”

Cuộc đời của cây cà phê cũng giống như con người vậy. Chúng ta phải nằm trong bụng mẹ 9 tháng 10 để có thể thấy mặt trời, hạt cà phê cũng phải 9 tháng 10 ngày giải đoạn thai nghén mới được người nông dân thu hoạch. 

Trong thời kỳ đó những hạt cà phê (ban đầu là những hoa cà phê trắng phao) được người nông dân chăm chút kỹ từng ngày để cho đủ ngày đủ tháng. Cà phê cũng như chúng ta vậy, biết vui biết buồn, biết những thăng trầm của cuộc sống. 

Sinh ra vốn dĩ là một mầm cây, được nuôi trồng lớn lên trong những đồi cao rộng gió. Lúc này cà phê chưa phải là hạt đâu, cà phê chỉ là những bông hoa trắng mỏng manh. Lớn hơn một xíu thì hoa rụng cánh kết thành quả. 

Quả cà phê còn non, xanh và yếu ớt lắm. Trái cà phê như con người vậy, phải trải qua đắng cay ngọt bùi. Để kết quả để lại là những hạt cà phê mang đậm vị đắng cuộc đời

Cà phê và chuyện người trưởng thành

Hết mưa rồi sẽ nắng. Những cơn mưa vần vũ rồi đến những đợt nắng hạn bà chằn. Sinh lực cà phê còn phải để dành chống chọi lại lũ sâu bọ. Từ những điều kiện khắc nghiệt ấy, bằng cách nào chúng lại kết thành chùm, thành nhánh. 

Cà phê không sợ đơn độc trong cuộc chiến vì bên cạnh chúng luôn có nhiều hoa, nhiều quả. Những hạt cà phê kiên cường như con người chúng ta vậy, nếu chống chọi không nổi thì chúng mãi mãi là những hạt cà phê màu xanh nằm dưới gốc cây, tán lá mà thôi. 

Cà phê đắng nguyên chất là món khoái khẩu nhiều người trưởng thành
Cà phê đắng nguyên chất là món khoái khẩu nhiều người trưởng thành

Những trái cà phê đã trải qua mọi mùi vị thiên nhiên sẽ tiếp tục độ đỏ cuối cùng. Chắc có lẽ cuộc đời của hạt cà phê hạnh phúc nhất lúc này. Sinh ra mang trong mình sứ mệnh là tình hoa đất trời, được nguồn nước tinh khiết, mảnh đất màu mỡ dinh dưỡng, được những người nông dân chất phát vùng cao nâng niu trong từ tình yêu thương, ấy là những trái cà phê.

Nhiều người cho rằng cà phê quá đắng phải thêm một chút đường hoặc sữa cho dịu bớt vị đắng. Nhưng theo tôi vị cà phê nguyên bản vẫn là ngon nhất , tận hưởng từng vị đắng để đọng lại trong cuốn họng một vị ngọt đến sau vị đắng một cách lạ lùng.

Sự bén duyên của cây cà phê đến với Việt Nam

Vào năm 1857, những cây cà phê đầu tiên được linh mục truyền giáo phương Tây đưa vào Việt Nam, các tỉnh Hà Nam quản trị được xem là những nơi cà phê bén rễ lần đầu tiên ở Việt Nam. 

Giống cà phê chè có tên khoa học là Arabica là giống cà phê được trồng trong thời kỳ đầu. Sỡ dĩ tên gọi cà phê bắt nguồn từ tên gọi của Pháp. Cho đến năm 1965, thực dân Pháp bắt đầu xâm chiếm nước ta và thành lập nhiều đồn điền trồng cà phê ở trung du miền Bắc Việt Nam. 

Con đường của cây cà phê đến với Việt Nam
Con đường của cây cà phê đến với Việt Nam

Người dân ở đây bị bắt phải đi đồn điền cà phê thường xuyên thay đổi nơi canh tác, cuộc sống họ ngày đây mai đó, chủ yếu là những dân tộc thiểu số có ích kiến thức. Năng suất sản xuất cà phê lúc đó cao nhất là 400 đến 500 ký trên một hecta trong một năm sau đó năng suất giảm dần chỉ còn 100 đến 150 kg trên một hecta với lý do được cho là không phù hợp với thổ nhưỡng đây nơi đây.

Năm 1908 thực dân pháp đưa vào Việt Nam hai loại cà phê mới hoàn toàn. Hai loại cà phê đó có tên gọi là cà phê vối và cà phê mít thay thế hoàn toàn cho loại cà phê chè nên xuất thấp trước đây.

Những giống cà phê trồng phổ biến ở Việt Nam

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều giống cà phê nhưng chỉ có một số ít phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu và thổ nhưỡng ở Việt Nam để cho ra cà phê có năng suất cao chất lượng tốt và nhiều người ưa chuộng.

Giống cây cà phê Arabica

Với tên gọi khác là cà phê chè Đây là loại cà phê trồng nhiều nhất trên thế giới và cũng là loại cà phê lần đầu xuất hiện ở Việt Nam. Với giống cà phê này có chiều cao từ 3-5m trong điều kiện thời tiết thuận lợi đất đai màu mỡ có thể phát triển lên đến 7 m.

Lá có hình trứng hoặc hình lưỡi mác, quả có hình trứng đôi khi lại có hình tròn, khi chín có màu đỏ tươi, một số trường hợp đặc biệt khi chính lại có màu vàng. Đường kính của hạt từ 10 cho đến 15mm. Thời gian từ khi ra hoa đến khi thu hoạch là từ 6 tới 7 tháng.

Giống cây cà phê Charry

Giống cà phê này có tên gọi khác là cà phê mít có nguồn gốc ở vùng gần sa mạc sahara. Đây là một trong những loại cà phê được đưa đến Việt Nam trong thời gian đầu, giống cà phê này được ưa chuộng bởi có khả năng chống sâu bệnh tốt cho ra năng suất cao và có thể phát triển ở những vùng đất khô cằn là gió và nắng như vùng Tây Nguyên ở Việt Nam.

Một cây cà phê Charry trưởng thành có thể cao cho đến 15m, lá có hình trứng và hình lưỡi mác như những cây cà phê khác nhưng có gân lá nào nổi nhiều ở mặt dưới.

Quả cà phê khi chín được thu hoạch cùng một lúc với đợt ra hoa mới cho nên trên cùng một đốt nhánh cà phê có thể có đồng thời quả chín và quả xanh hay hoa đang nở, nụ hoa, điều đó khá bất lợi trong việc thu hoạch.

Những kĩ thuật cơ bản khi trồng cây cà phê

Để có thể chăm sóc một cây cà phê cho ra năng suất cao và chất lượng đảm bảo thì yêu cầu nhiều yếu tố khác nhau, nó cũng đòi hỏi nhiều kinh nghiệm của người nông dân tích lũy được khi trồng nhiều mùa cà phê.

Người nông dân cần có kinh nghiệm để tạo cây cà phê chất lượng
Người nông dân cần có kinh nghiệm để tạo cây cà phê chất lượng
  • Làm đất để chuẩn bị cho một mùa vụ cà phê là công đoạn khởi đầu mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với người đọc. Đất để trồng cà phê là loại đất phải tơi xốp, có tầng đất thịt dày kèm theo khả năng thoát nước tốt nguồn thổ nhưỡng đất phì nhiêu.
  • Vườn cà phê phải được thiết kế theo một xu hướng chống xói mòn lâu dài bởi những yếu tố thời tiết như mưa gió, lũ lụt.
  • Tùy theo từng giống cà phê sẽ có mật độ khoảng cách giữa các cây khác nhau thông thường là 2 m.
  • Thời điểm tốt nhất để trồng cà phê là vào khoảng đầu mùa mưa với những điều kiện nguồn nước thuận lợi nhưng nếu có thể bạn trồng cuối mùa mưa cũng được nhưng cần đảm bảo cho những cây con phải đưa tưới nước một cách đầy đủ. Trong trường hợp cây con không đủ nước sẽ phát triển không đồng đều, còi cọc.

Kết luận

Cây cà phê là một trong những loại cây mang lại nguồn lực kinh tế khá lớn cho những người nông dân vùng cao. Để có thể tạo ra một hạt cà phê chất lượng thì phải bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, đòi hỏi cả kinh nghiệm người tạo ra nó. Mong rằng qua bài viết này sẽ có thể cùng cấp thêm kiến thức cho người đọc hiểu đúng hơn về cà phê.

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img
Phải đọc
- Advertisement -spot_img

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here